Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Thiết kế bộ truyền nhận dữ liệu không dây qua cổng USB.

Người thực hiện: Lâm Quốc Hưng.

1. Tìm hiểu về nguyên lý thực hiện mạch truyền nhận dữ liệu không dây:
Giao tiếp wireless hiện nay được sử dụng rất nhiều , đặc biệt là trong các ứng dụng công nghiệp, và hơn nữa trong các máy tính xách tay chúng ta không còn thấy các cổng COM nữa mà dần dần được thay thế bởi cổng USB. Bài viết này hướng dẫn các bạn thực hiện bộ truyền nhận dữ liệu không dây qua cổng USB dựa trên Module Wireless UART sẵn có.
Nguyên lý thực hiện mạch:



Dựa vào nguyên lý trên chúng ta thấy rằng, cần thiết kế bộ giao tiếp: USB-UART làm nhiệm vụ cầu nối giữa module wireless và cổng USB của máy tính.
Vì thế các thiết bị sử dụng trong thiết kế:
- Module wireless UART tần số 915Mhz, tốc độ baud: 115K
- IC chuyển đổi USB – Com FT232 của hãng Future Technologies.
- Các linh kiện điện tử khác: điện trở, tụ điện, thạch anh... xem thêm trong sơ đồ mạch.

2. Sơ đồ mạch nguyên lý:

Giải thích các linh kiện sử dụng:
- FT232: IC chuyển đổi USB-Com.

FT232BM là IC giao tiếp Usb serial chuyển đổi từ UART sang USB với tốc độ cao tương thích chuẩn USB2.0,USB1.1 tốc độ baud có thể đạt tới 1Mbit/s, bộ nhớ hỗ trợ lớn 384 Byte Rx buffer/128 Byte Tx buffer, hỗ trợ hoạt động ở chế độ USB Bulk và Isochronous.
- 93C46: Eeprom lưu ID và các thông số cấu hình.
- Module wireless của Hoperf.

HM_TR wireless transceiver sử dụng công nghệ FSK, truyền bán song công, với độ ổn định cao, khoảng cách truyền lớn, ngõ ra theo chuẩn UART TTL thuận lợi cho giao tiếp với PC và MCU.
- Lưu ý: tụ điện C5 33nF có thể được thay thế bằng tự 47nF, hoặc 100nF.
Sau khi thực hiện xong mạch, các bạn có thể đóng hộp sản phẩm.
3. Một số hình ảnh tham khảo về module wireless USB:




4. Một số ứng dụng:

- Trao đổi dữ liệu trực tiếp giữa 2 PC.
- Điều khiển robot không dây sử dụng máy tính.
- Thu thập dữ liệu qua mạng không dây.
- .v..v..

10 nhận xét:

  1. Hay vay !
    Mai mot anh tao cai gi dieu khien tu xa cho em di

    Trả lờiXóa
  2. cho em hỏi:
    Nếu chỉ thiết kế mạch chuyển đổi USB-UART thì có cần dùng EEPROM 93C46 không?
    Và nếu bỏ đi IC 93C46 thì mạch sẽ như thế nào.
    xin mọi người chỉ giùm em với.

    Trả lờiXóa
  3. Có Eeprom để bảo đảm khi bạn sử dụng nhiều hơn 1 device usb thì nó ko bị trùng lấp nhau, vì eeprom nó sẽ lưu địa chỉ của mỗi device, và các thông tin khác nữa...

    Trả lờiXóa
  4. Nếu không có eeprom thì hệ thống vẫn làm việc bình thường, mà con eeprom này thì cũng rẻ lắm, khoảng 6000 vnd một con thôi.

    Trả lờiXóa
  5. thank Bác nhìu nha!
    Em cũng mới làm xong mạch. chạy cũng ổn định nhưng không biết con EEPROM đó nạp chương trình ntn thôi. Bác có thể giúp em được không?

    Trả lờiXóa
  6. Bạn lên trang web của ftdi tải software ghi rom về là có thể ghi vào rom được rồi.

    Trả lờiXóa
  7. anh ơi cho em hỏi, em dùng atmega8 để xử lý tín hiệu đo nhiệt độ từ LM35. Em muốn truyền thông tin về nhiệt độ lên máy tính sử dụng cách làm anh đã chỉ ra.Như vậy có được không ạ và em thắc mắc nữa là cái đầu thu wiless kia có thu được tín hiệu từ khối usart của atmega8 không ạ? em còn kém kinh nghiệm về vi điều khiển nên nếu hỏi có gì sai mong mọi người thông cảm :)

    Trả lờiXóa
  8. bác ơi modun này có giao tiếp đc với 8051 ko.

    Trả lờiXóa
  9. anh ơi, con FT232BM này thì mua ở đâu ạ? em ở HN. Em làm bộ chuyển đổi USB - RS232/RS485 như ở datasheet, sau khi kết nối với máy tính thì có cần driver không ạ?

    Trả lờiXóa
  10. anh nào biết nguyên lý hoạt động của con 93c46 không chỉ e với

    Trả lờiXóa